Phó Viện trưởng Chang, Kun-Cheng Khoa nội
Giành giật thời gian với tử thần! Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc nghiên cứu phát triển hệ thống chẩn đoán thông minh nhân tạo “nhồi máu cơ tim tăng đoạn ST cấp tính”, kết hợp với máy điện tâm đồ các nhân loại nhỏ và miếng dán điện tâm đồ đơn giản (y sinh Yu Hsin), phán đoán xem có phải là nhồi máu cơ tim cấp hay không, hỗ trợ nhân viên cứu thương tuyến đầu rút ngắn thời gian chẩn đoán trước khi tới Bệnh viện, và năm nay (2021) hợp tác với “Mạng cứu tim AI Trung Đài Loan” của hai Chính quyền huyện / thành phố Đài Trung và Nam Đầu, bảo vệ sức khỏe người dân miền Trung Đài Loan.
Nhồi máu cơ tim cấp (Myocardial infarction, MI) thường gây rủi ro tử vong cực cao đối với người bệnh, thời gian sau khi phát sinh triệu chứng và trước khi tới Bệnh viện (symptom to door time) nếu không phát hiện sớm là nhồi máu cơ tim tăng đoạn ST cấp tính (STEMI) cần xử lý khẩn cấp, để người bệnh điều trị phụ hợp bao gồm ống thông tin khẩn cấp, thì có khả năng gây tỷ lệ tử vong cao hơn và tiên lượng xấu. Hiện tại các Trung tâm Y học lớn D2B (door to balloon time) tuy đều có thể đạt tới 90 phút hoặc thậm chí trong vòng 60 phút, tức thời gian từ sau khi người bệnh vào Bệnh viện cho đến khi hồi phục huyết lưu tim bằng phẫu thuật ống thông tim, song phần chẩn đoán tức thời trước khi người bệnh tới Bệnh viện, bất luận trong và ngoài nước đều rất ít được quan tâm. Đội ngũ Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc kết hợp với các bác sĩ lâm sàng và kỹ sư nghiên cứu phát triển cùng khai thác hệ thống chẩn đoán thông minh nhân tạo “nhồi máu cơ tim tăng đoạn ST cấp”, và kết hợp với máy điện tâm đồ cá nhân loại nhỏ và miếng dán điện tâm đồ đơn giản (y sinh Yu Hsin), tạo dựng hệ thống chẩn đoán tự động từ xa điện tâm đồ tốc độ trước khi người bệnh tới Bệnh viện, để tiến thêm một bước rút ngắn S2B (Symptom to Balloon), tức là thời gian từ khi người bệnh phát sinh triệu chứng cho đến khi hồi phục huyết lưu tim mạch thành công bằng phẫu thuật ống thông tim
Phó Viện trưởng Khoa nội tại Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc bác sĩ Chang, Kun-Cheng chỉ ra rằng, để đưa hệ thống này ứng dụng thực tế vào khu vực ngoài Bệnh viện, Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc đã hợp tác kế hoạch “Mạng cứu tim AI Trung Đài Loan” với Cục PCCC của hai Chính quyền huyện / thành phố Đài Trung và Nam Đầu vào năm nay, bằng miếng dán điện tâm đồ giản hóa thay thế 12 điện cực chì truyền thống hỗ trợ nhân viên cứu thương tuyến đầu tiện sử dụng, và sau khi hoàn thành thực hiện điện tâm đồ, sẽ tức thời đọc kết quả AI: “Có phải STEMI hay không” trả lời về máy tính bảng hoặc phần mềm truyền thông máy di động của thiết bị trên xe cứu thương. Hệ thống của “Mạng cứu tim AI Trung Đài Loan”sau khi chính thức lên mạng vào tháng 07 năm nay (2021), khoảng 8 giờ sáng ngày 27 tháng 07 đã hỗ trợ nhân viên tuyến đầu chẩn đoán ca nhồi máu cơ tim tăng đoạn ST cấp đầu tiên. Người bệnh này sau khi lên cơn đau ngực vào lúc sáng sớm, khẩn trương liên lạc với xe cứu thương tới nơi, các nhân viên Phân đội Trúc Sơn – Cục PCCC Nam Đầu tại hiện trường lập tức kiểm tra điện tâm đồ (08:24:53), sau khi hệ thống hỗ trợ AI đọc thông tin khoảng 1 phút liền truyền kết quả về hiện trường (08:26:00), như Hình 1. Tiếp đó, bác sĩ đã xác nhận và chỉ đạo trực tuyến, người bệnh này đã được chuyển đến Bệnh viện thuận lợi và hoàn thành điều trị ống thông tim khẩn cấp, thành công thông động mạch vành bên phải hoàn toàn tắc nghẽn (Hình 2). Ca thứ hai nhồi máu cơ tim tăng đoạn ST cấp được chẩn đoán trước khi tới Bệnh viện được Phân đội Nhân Hóa – Cục PCCC thành phố Đài Trung hoàn thành ngày 21 tháng 10, từ điện tâm đồ do nhân viên cứu thương tuyến đầu sao chép (13:38:04) đến hệ thống hỗ trợ AI hoàn thành đọc truyền về hiện trường (13:38:36) chỉ mất khoảng 30 giây, và sử dụng hệ thống thông báo kịp thời bằng máy tính bảng e hóa của thành phố Đài Trung thông báo cho Bệnh viện tuyến sau để tiện cho việc cấp cứu và chuẩn bị trước khi phẫu thuật ống thông tim.
Hiện tại “Mạng cứu tim AI Trung – Đầu” tiếp tục lên mạng tại hai huyện / thành phố Đài Trung và Nam Đầu, hy vọng rằng có thể hỗ trợ chẩn đoán thêm các ca nhồi máu cơ tim cấp cần thiết và kịp thời điều trị, giảm thiểu thiệt hại tính mạng hoặc chứng bệnh kèm theo nghiêm trọng do chậm trễ không cần thiết. Thời đại dịch bệnh sau Covid-19, điều trị y tế từ xa sẽ trở thành chủ đạo, hệ thống hỗ trợ AI như thế này không chỉ có thể rút ngắn chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp trước khi tới Bệnh viện, trong tương lai còn có thể phát triển thành lợi khí cho người bệnh tim và người dân nói chung tự kiểm tra tại nhà!